Song song với việc phát triển gia tăng chóng mặt của ngành mỹ phẩm thì hàng trăm hàng ngàn cơ sở nhà máy sản xuất mỹ phẩm được ra đời. Là một nhà kinh doanh đầu tư vào ngành mỹ phẩm, bạn hãy tìm cho mình một nơi đáng tin cậy để gửi gắm thương hiệu. Vậy làm sao để biết thế nào là nhà máy đạt chuẩn GMP, cùng Giacongmypham.org làm rõ nhé!
GMP là gì?
GMP là tên gọi viết tắt của Good Manufacturing Practices có nghĩa là “thực hành sản xuất tốt” có hiệu lực trên toàn thế giới và thường được áp dụng trong các ngành sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm,…
GMP là quy phạm sản xuất phải tuân thủ được từng công đoạn hay một phần công đoạn từ khâu nguyên liệu cho tới thành phẩm, đáp ứng được yêu cầu của toàn cầu hóa, đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối về chất lượng sản phẩm và chống nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất . Từ đó cho thấy các nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt GMP luôn tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng và có ưu thế lấn sang thị trường quốc tế.
Điều kiện cần có của nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP
Một nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP đều phải tuân thủ được các yếu tố sau:
Cơ sở vật chất, không gian nhà xưởng: Thiết kế, thi công, bố trí hợp lý thuận lợi cho khâu bảo trì và vệ sinh trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo được sự thuận tiện về di chuyển cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm
- Sàn, tường và trần nhà: yêu cầu sàn và trần nhà phải luôn sạch sẽ, dễ lau dọn, tuyệt đối không bị nhiễm khuẩn.
- Vật liệu được chọn để xây dựng: Phải sử dụng các vật liệu khó vỡ, khó trầy xước và không bị ăn mòn, giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm
- Sửa chữa và bảo trì: Phải thay thế và sửa chữa ngay sau khi phát hiện lỗi và thương xuyên tiến hành kiểm tra bảo dưỡng thiết bị và công trình nhà xưởng
- Xử lý rác thải: Nguồn rác thải và hệ thống xử lý rác thải phải được ngăn cách với khu vực sản xuất và chưa sản phẩm tuyệt đối không để ảnh hưởng gây ô nhiễm, bảo quản chất thải trong thùng kín và giữ sạch sẽ tránh thu hút côn trùng.
- Nguồn ánh sáng: Cần cung cấp đủ đèn cho tất cả mọi khu vực đặc biệt là nơi chế biến quá trình sản xuất. Bóng đèn phải dùng loại có nguy cơ vỡ thấp nhất và được che chắn tốt nhất.
Tiêu chuẩn nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP
Để đạt được tiêu chuẩn GMP thì nhà máy sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Quy định chung
Sử dụng các biện pháp bảo vệ tối đa, chống các nguy cơ tạp nhiễm trong quá trình sản xuất cũng như đối với các nguyên liệu và thành phẩm. Theo dõi bảo trì nhà máy cẩn thận, đảm bảo được nguồn ánh sáng, nhiệt độ, độ rolex datejust fake ẩm phù hợp. Bảo vệ tối đa sự xâm nhập của côn trùng, vi khuẩn và các loại động vật khác. Cấm người không được ủy quyền ra vào.
Khu vực sản xuất
Dây chuyền sản xuất khép kín, riêng biệt. Không được sử dụng các loại thuốc, hóa chất gây hại như: thuốc diệt cỏ, diệt côn trùng,… trong nhà xưởng. Nhà xưởng và quy trình sản xuất cũng như các thiết bị máy móc yêu cầu phải sạch tuyệt đối.
Diện tích phù hợp, bề mặt sàn, tường và trần nhà không có kẽ nứt kẽ hở, không phát sinh các hạt tiểu phân. Đường thoát nước đủ lớn, có rãnh ống xi phông, thông gió tốt, xử lý không khí ổn định.
Khu vực bảo quản
Khu vực này yêu cầu diện tích, không gian phải đủ rộng, sạch, khô ráo, ánh sáng tốt, điều kiện bảo quản cao, nhiệt độ phù hợp. Tách biệt với khu vực lấy nguyên liệu và khu vực loại bỏ sản phẩm (sản phẩm bị loại, thu hồi, bị trả về,…). Nguyên liệu có hoạt tính cao phải được bảo quản an toàn và được bảo vệ cao.
Khu vực kiểm tra chất lượng
Khu vực này tách biệt hoàn toàn với tất cả các khu còn lại trong nhà máy sản xuất.
Tiêu chuẩn GMP về khu vực kiểm nghiệm
Kiểm nghiệm sẽ tiến hành ngay tại hoạt động sản xuất nên phòng kiểm nghiệm cần được thiết kế phù hợp với các hoạt động đó. Diện tích đủ để bảo quản mẫu và hồ sơ, tránh lẫn lộn và nhiễm chéo. Phòng chứa các dụng cụ thí nghiệm phải được thiết kế bảo vệ chống rung, nhiễu điện tử và phải có độ ẩm phù hợp.
Khu phụ
Khu vực toilet,giải lao, nhà ăn phải tách biệt với các khu khác. không được thông trực tiếp với khu vực sản xuất và bảo quản. Xưởng bảo dưỡng cần tách khỏi khu vực sản xuất. Cách ly khu vực nuôi động vật phải xa với khu sản xuất, lối ra vào riêng biệt và có thiết bị xử lý không khí riêng
Top 10 các nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam
- Công Ty Mỹ Phẩm Việt Pháp
- Nhà máy mỹ phẩm ResHPCos
- Công Ty TNHH MTV đầu tư TMDV XNK Hoàng Phúc Thịnh
- Công ty TNHH mỹ phẩm Kanna – Kanna Cosmetics
- Công ty sản xuất mỹ phẩm La’p Việt Nam
- Công ty cổ phần sản xuất mỹ phẩm Tân Ngọc Phát
- Công ty sản xuất mỹ phẩm Lady’s
- Công ty mỹ phẩm Việt Hương – Viet Huong Cosmetics Factory
- Công ty TNHH mỹ phẩm Hani
- Công ty mỹ phẩm 3C
Các tổ chức, doanh nghiệp hay các cá nhân đã, đang và có ý định kinh doanh mỹ phẩm riêng, mỹ phẩm độc quyền cho mình thì hãy tham khảo qua bài viết này nhé. Hy vong giacongmypham.org đã mang lại cho các thông tin cần thiết về nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Giacongmypham.org .
()