Home Blog

Thông tin chi tiết về phí đăng ký bảo hộ thương hiệu hiện nay

Phí đăng ký bảo hộ thương hiệu không quá lớn phù hợp với doanh nghiệp
Phí đăng ký bảo hộ thương hiệu không quá lớn phù hợp với doanh nghiệp

Tổng chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu hết khoảng bao nhiêu? Có thể đăng ký tại cơ quan nào và hồ sơ là gì? Nào cùng công ty gia công mỹ phẩm Việt Pháp giải đáp tất cả các câu hỏi trên qua bài viết sau đây. Chắc chắn với những doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm, bài viết này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin thú vị đấy nhé.

Vì sao cần đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Nếu muốn lấn sân sang kinh doanh thành công, chắc chắn doanh nghiệp không ít lần nghe tới cụm từ đăng ký bảo hộ. Trước khi đi tìm hiểu mức phí đăng ký bảo hộ thương hiệu, hãy giải đáp vì sao cần đăng ký nhé.

Bảo vệ quyền lợi về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

Khi kinh doanh mỹ phẩm nói chung, doanh nghiệp ngoài bỏ vốn đầu tư cần rất nhiều thời gian, công sức, chất xám. Sự đầu tư về mọi mặt này có thể giúp công ty khẳng định được chỗ đứng trong lòng khách hàng. Doanh nghiệp được người tiêu dùng ghi nhớ qua tên thương hiệu, logo hay phướng diện khác như dịch vụ, chăm sóc khách hàng.

Chắc chắn không một doanh nghiệp uy tín nào muốn người khác lợi dụng sản phẩm thuộc quyền sở hữu đem ra kiếm nguồn thu bất chính. Chưa kể tới nếu người trục lợi kinh doanh bất chính còn ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là cách để doanh nghiệp có được sự bảo vệ về quyền sở hữu trí tuệ
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là cách để doanh nghiệp có được sự bảo vệ về quyền sở hữu trí tuệ

Do đó việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là cách tốt nhất để doanh nghiệp có được sự bảo vệ về quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo hộ này nghiêm cấm tuyệt đối việc sao chép, mượn danh hay dùng thương hiệu đã được đăng ký để kinh doanh. Nếu có sai phạm sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật. Đây được xem là công cụ hữu ích của nhà nước giúp bảo vệ những doanh nghiệp kinh doanh uy tín. 

Loại trừ các nguy cơ có thể gây ra sự nhầm lẫn

Sau khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, sản phẩm sẽ được Cục sở hữu trí tuệ quản lý. Nếu có bất kỳ sự sao chép nào vi phạm trí tuệ hay có nhiều nét tương đồng với sản phẩm đã đăng ký trước đó.

Đăng ký thương hiệu ngăn chặn nguy có có thể gây ra sự nhầm lẫn giữa các thương hiệu
Đăng ký thương hiệu ngăn chặn nguy có có thể gây ra sự nhầm lẫn giữa các thương hiệu

Tất nhiên cục sở hữu trí tuệ có quyền từ chối cấp phép quyền bảo hộ thương hiệu. Như thế sản phẩm đó không thể lưu hành trên thị trường. Chính điều này tạo ra sự thuận lợi về ngăn chặn nguy có có thể gây ra sự nhầm lẫn giữa các thương hiệu trên thị trường.

Bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ dùng phải hàng rởm

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu không chỉ bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp mà còn hướng tới quyền lợi của người tiêu dùng. Trong kinh doanh mỹ phẩm nói riêng hoặc kinh doanh các loại sản phẩm khác, sau khi đăng ký bảo hộ thương hiệu thì sản phẩm sẽ được quản lý nghiêm ngặt. Tất cả các khâu sử dụng trái phép đều là vi phạm pháp luật. 

Đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ hạn chế được nguy cơ sản xuất và mua bán hàng rởm, kém chất lượng từ các công ty hoạt động bất chính. Từ đó có thể kiểm soát được nguồn hàng lưu hành trên thị trường. Nhờ đây mà người tiêu dùng tránh khỏi rắc rối về mỹ phẩm rởm kém an toàn cho da.

Bảo hộ quyền lợi của người tiêu dùng tránh khỏi nguy cơ dùng hàng rởm
Bảo hộ quyền lợi của người tiêu dùng tránh khỏi nguy cơ dùng hàng rởm

Mức chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu khoảng bao nhiêu

Luật hiện hành đã quy định rõ ràng mức phí cho từng nhóm sản phẩm nhất định. Cụ thể mức phí vào khoảng 2.500.000 VNĐ trở lên tùy thuộc vào số, lượng sản phẩm bảo hộ thương hiệu. Cụ thể các nhóm hàng hóa được quy định mức phí rõ ràng như sau:

Phí đăng ký ký bảo hộ thương hiệu với 1 nhóm sản phẩm hàng hóa 

Đối với nhóm này có thể đăng ký cho 1 sản phẩm hàng hóa có số lượng dưới 6 sản phẩm:

  • Phí nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu: 150.000 VNĐ
  • Phí xử lý hồ sơ và tiến hành thẩm định nội dung thương hiệu: 550.000 VNĐ
  • Phí tra cứu sản phẩm đáp ứng cho tiến trình đăng ký bảo hộ: 1.000.000 VNĐ
  • Phí cấp giấy chứng nhận sau khi đã hoàn thành đăng ký bảo hộ thương hiệu: 120.000 VNĐ
  • Phí đăng ký vào danh bạ: 120.000 VNĐ
  • Phí công bố thương hiệu sau khi đã đăng ký bảo hộ thương hiệu: 120.000 VNĐ

Phí đăng ký bảo hộ thương hiệu với nhiều nhóm sản phẩm hàng hóa 

Với nhiều nhóm sản phẩm đương nhiên mức phí đăng ký sẽ tăng lên. Tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ.

  • Phí nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu: 150.000 VNĐ
  • Phí xử lý hồ sơ và tiến hành thẩm định nội dung thương hiệu: 550.000 VNĐ
  • Phí tra cứu sản phẩm trước khi đăng ký đáp ứng cho tiến trình đăng ký bảo hộ: 1.000.000 VNĐ. Trong đó nếu trong nhóm sản phẩm đăng ký có hơn 6 món, thì sra phẩm số 7 sẽ bắt đầu tăng phí lên.
  • Phí cấp giấy chứng nhận sau khi đã hoàn thành đăng ký bảo hộ thương hiệu: 120.000 VNĐ
  • Phí đăng ký vào danh bạ: 120.000 VNĐ
  • Phí công bố thương hiệu sau khi đã đăng ký bảo hộ thương hiệu: 120.000 VNĐ

Bộ hồ sơ cần có để đăng ký bảo hộ thương hiệu nhanh chóng 

  • Mẫu thương hiệu mà bên đăng ký muốn tiến hành bảo hộ thương hiệu, mẫu này sẽ được in với kích thước tối thiểu từ  3 x 3cm và tối đa 8 x 8cm.
  • Bản danh sách kê khai tất cả các loại hàng hóa mà bên đăng ký có nhu cầu muốn được bảo hộ thương hiệu.
  • Chuẩn bị tờ khai về đăng ký bảo hộ thương hiệu theo mẫu có sẵn.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận chủ sở hữu sản phẩm muốn được đăng ký bảo hộ.
  • Các giấy biên lai lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu.
  • Bản sao giấy phép kinh doanh với doanh nghiệp muốn kinh doanh hàng hóa trên thị trường.

Tất cả các loại giấy tờ trên đều cho vào bì đựng hồ sơ, phải được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Sau đó doanh nghiệp cần nộp hồ sơ trực tiếp tại địa chỉ Cục sở hữu trí tuệ. Hoặc hiện nay, doanh nghiệp cũng có thể nộp qua thư bảo đảm ở bưu điện để tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Phí đăng ký bảo hộ thương hiệu không hề đắt so với tất cả các lợi ích mà nó mang lại. Dù vậy vậy đăng ký bảo hộ cần có sự hiểu biết nhất định vì các khâu chuẩn bị giấy tờ không phải đơn giản. Nếu vẫn còn thắc mắc bất cứ vấn đề nào, hãy truy cập https://giacongmypham.org/ để tìm hiểu thêm nhiều  bài viết hữu ích hơn. 

()

Mã vạch mã số là gì – giải đáp thắc mắc cùng Việt Pháp

Mã vạch mã số là gì là câu thắc mắc của nhiều người
Mã vạch mã số là gì là câu thắc mắc của nhiều người

Mã vạch mã số là gì là câu thắc mắc của nhiều người khi nhìn thấy chuỗi số dài và vạch kẻ đen nằm san sát nhau. Để tìm câu trả lời hoàn hảo nhất cho tất cả thắc mắc như trên, hãy đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau cùng Việt Pháp nhé.

Tìm hiểu mã vạch mã số là gì?

Mã vạch là công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu các sản phẩm, hàng hóa bằng cách ấn định một mã số cho đối tượng và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để máy quét có thể đọc được.

Khi quan sát bên bao bì của một sản phẩm nào đó, bạn sẽ nhìn thấy một chuỗi các con số và những vạch đen liền kề. Đó chính là mã vạch mã số, là một dạng mã hóa hàng hóa để tiện cho việc theo dõi và quản lý. Vậy mã vạch mã số là gì.

Mã vạch mã số là gì là câu thắc mắc của nhiều người
Mã vạch mã số là gì là câu thắc mắc của nhiều người

Trước hết mã số là một chuỗi những con số được in lên bao bì hoặc chính lên thân của hàng hóa. Con số này là đặc trưng cho từng loại hàng hóa, không trùng lặp với bất kỳ loại sản phẩm nào khác. Điểm cần lưu ý chính là chuỗi dãy số này chỉ áp dụng vào việc quản lý hàng hóa, không mang bất kỳ tính chất nào liên quan tới đặc tính hay giá trị của hàng hóa. 

Mã vạch là những vạch đen nằm song song với nhau, thường đi kèm với các mã số hàng hóa. Vạch đen có thể có độ to hoặc nhỏ, ngắn hay dài tùy theo từng loại. Tuy nhiên sự chênh lệch của chúng không quá nhiều, không thể phán đoán bằng mắt thường mà phải dựa vào máy quét. Khi máy móc quét được mã vạch có thể cung cấp đầy đủ thông tin về nơi sản xuất, doanh nghiệp quản lý hay số hiệu hàng hóa. 

Cấu trúc hiện nay của mã vạch mã số là gì

Sau khi tìm hiểu mã vạch mã số là gì, mời bạn cùng Việt Pháp tiếp tục tìm hiểu 02 loại cấu trúc thông dụng hiện nay. Chắc hẳn rằng thông qua bài viết bên dưới, bạn có thêm nhiều hiểu biết thú vị về mã vạch mã số đấy. 

Mã vạch mã số theo cấu trúc gồm 8 chữ số

Câu trúc 8 số hay còn gọi là dạng mã EAN-8. Chỉ bao gồm 8 con số, bao gồm 03 loai mã: mã quốc gia, mã mặt hàng và mã số kiểm tra. Dạng mã 8 số này có tính gọn hơn nên thường ứng dụng vào in trên các loại hàng hóa cỡ nhỏ (bút, thước,..) hay các loại mỹ phẩm dạng tuýp, thỏi nhỏ. Điều này vừa đáp ứng được yêu cầu về quản lý hàng hóa vừa có thể bảo đảm tính thẩm mỹ. Cụ thể từng nhóm dãy số theo mã số được quy định rõ ràng bên dưới đây:

  • Trước hết bạn cần chú ý tới 3 con số đầu tiên từ trái qua phải (với loại mã số mã vạch nằm ngang). Nhóm 03 số đầu tiên chính là mã quốc gia chỉ xuất xứ của loại hàng hóa. Đối với những loại hàng hóa được sản xuất – gia công tại lãnh thổ Việt Nam đều in mã 893. Nếu là mã nước ngoài sẽ tùy theo từng quốc gia mà có đoạn mã khác nhau.
  • Mã mặt hàng chính là nhóm số tiếp theo biểu thị tên gọi và đặc điểm của mặt hàng khi kiểm tra thông tin. Thường các mã này sẽ bắt đầu từ 04 số  tiếp theo kể từ mã quốc gia.
  • Cuối cùng chỉ còn lại 1 con số trong cấu trúc mã vạch mã số 8 số. Đó chính là mã kiểm tra. Con số này cho phép người quản lý có thể kiểm tra được tất cả các thông tin về mã phía trước đúng hay sai.
Mỗi nhóm mã vạch mã số đều quy định từng mã tra cứu cụ thể
Mỗi nhóm mã vạch mã số đều quy định từng mã tra cứu cụ thể

Mã vạch mã số theo cấu trúc gồm 13 chữ số 

Cấu tạo mã số mã vạch theo cấu trúc gồm 13 chữ số sẽ phân theo từng nhóm con số có trên đó. Cụ thể từng nhóm số quy định theo mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã mặt hàng và mã số kiểm tra. NHư vậy so với cấu trúc của mã 8 số thì mã 13 số đã tăng thêm mã doanh nghiệp.

  • Trước hết bạn cần chú ý tới 3 con số đầu tiên từ trái qua phải (với loại mã số mã vạch nằm ngang). Nhóm 03 số đầu tiên chính là mã quốc gia chỉ xuất xứ của loại hàng hóa. Đối với những loại hàng hóa được sản xuất – gia công tại lãnh thổ Việt Nam đều in mã 893. 
  • Mã doanh nghiệp chính là tên doanh nghiệp đứng ra chịu trách nhiệm quản lý và kinh doanh hàng hóa. Đó có thể là 4 – 5 hoặc bao gồm cả 6 con số tiếp theo tùy theo mã đăng ký của doanh nghiệp. Nhóm số này cố định theo từng loại hàng hóa được sản xuất cùng chung doanh nghiệp.
  • Mã mặt hàng chính là nhóm số tiếp theo biểu thị tên gọi và đặc điểm của mặt hàng khi kiểm tra thông tin. Thường các mã này sẽ bắt đầu từ 3 -4 và 5 số tiếp theo kể từ mã hàng hóa.
  • Cuối cùng chỉ còn lại 1 con số trong cấu trúc mã vạch mã số 8 số, đó chính là mã kiểm tra. Con số này cho phép người quản lý có thể kiểm tra được tất cả  các thông tin về mã phía trước đúng hay sai.
Một loại mã 13 số thường thấy trên các hàng hóa
Một loại mã 13 số thường thấy trên các hàng hóa

Hàng hóa cần có đầy đủ mã vạch mã số để làm gì?

Dễ quản lý trong mua – bán các loại hàng hóa. Như bạn thấy hiện nay hàng triệu hàng hóa được sản xuất ra mỗi ngày. Không cần đến nơi rộng lớn, chỉ cần bước vào siêu thị cỡ nhỏ, bán sẽ thấy khối lượng hàng hóa đồ sộ bao gồm nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau. Chính nhờ sử dụng mã vạch, mã số cùng máy móc hiện đại. Mà người quản lý có thể tra cứu giá tiền, thời hạn, tính toán,…hàng hóa. Từ đó thúc đẩy việc mua bán nhanh hơn.

Có mã số mã vạch giúp ích rất nhiều cho việc quản lý và mua bán
Có mã số mã vạch giúp ích rất nhiều cho việc quản lý và mua bán

Tiết kiệm thời gian cho người quản lý hàng hóa. Nếu chỉ có mỗi dạng mã vạch hoặc mã số khi tra cứu quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn khi nhập liệu các con số mã vạch quá dài có thể ngốn rất nhiều thời gian. Nếu máy quét mã vạch gặp trục trặc không quét được mã thì quản lý đơn hàng bị ứ đọng. Tiến hành sử dụng qua lại giữa 2 phương pháp có thể tăng thời gian quản lý tốt hơn.

Như vậy trong sản xuất hàng hóa. Việc cung cấp đầy đủ cả mã vạch và mã số là việc hết sức quan trọng. Điều này bảo đảm được sự thuận lợi về thời gian, công sức cho người quản lý. Mã vạch mã số cũng đáp ứng được độ chính xác. Khi thực hiện các bước tra cứu thông tin hàng hóa.

Với những thông tin ở trên, công ty Việt Pháp hy vọng rằng bạn sẽ có thêm hiểu biết về mã vạch mã số là gì? Nếu có nhu cầu đón xem nhiều thông tin thú vị xoay quanh gia công cũng như kiên sthuwcs về quản lý hàng hoa,s mời bạn truy cập vào https://giacongmypham.org/ để tìm hiểu. 

()

Thông tin chi tiết về hồ sơ đăng ký mã vạch hiện nay

Chứng nhận đăng ký mã vạch sẽ bàn giao sau 3 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ
Chứng nhận đăng ký mã vạch sẽ bàn giao sau 3 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ

Đăng ký mã vạch cho sản phẩm là công việc hết sức quan trọng với những ai muốn kinh doanh thuận lợi hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ tất tần tật thông tin về đăng ký mã vạch, nhất là khâu chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ đăng ký mã vạch bao gồm những loại giấy tờ liên quan nào là thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Để đi tìm lời giải đáp chính xác nhất, mời bạn cùng theo dõi bài viết chi tiết sau đây của công ty gia công mỹ phẩm nhé.

Hồ sơ đăng ký mã vạch đầy đủ gồm những loại giấy tờ nào?

Đăng ký mã vạch cho sản phẩm không hề khó khăn, cốt lõi là người đăng ký phải nắm được chính xác những loại giấy tờ để làm hồ sơ. Như vậy quá trình xử lý hồ sơ sau này sẽ diễn ra thuận lợi, tránh trường hợp thiếu trước hụt sau mất thời gian.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm nên được giám sát đăng ký mã vạch
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm nên được giám sát đăng ký mã vạch

Về phần hồ sơ chuẩn bị đã được quy định tại luật rõ ràng, không cần các khâu tự chuẩn bị phức tạp. Quá trình thẩm định do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm nên được giám sát cực kỳ chặt chẽ. Như vậy mọi loại giấy tờ phải chuẩn bị trước hoàn hảo nhất. Doanh nghiệp cần có đầy đủ vài loại giấy tờ cần thiết sau đây: 

  • 02 bản sao có công chứng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp muốn đăng ký mã vạch.
  • 02 bản đăng ký mã vạch theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ
  • 02 bản danh sách bao gồm tất cả các loại hàng hóa, sản phẩm muốn đăng ký mã vạch.
  • 02 bản giấy ủy quyền chuyển nhượng sản phẩm hoặc giấy chứng minh quyền sở hữu sản phẩm (đối với doanh nghiệp chọn gia công nơi công ty khác).
  • 02 bản đăng ký thông tin mã vạch theo mẫu quy định cho cơ sở dữ liệu GS1
  • 02 giấy ủy quyền đăng ký mã vạch (với những công ty có cung cấp dịch vụ đăng ký mã vạch)

Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch tại cơ quan nào?

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp lại rơi vào thắc mắc mới. Đó chính là nên nộp hồ sơ đăng kỹ mã vạch tại cơ quan chức năng nào đúng quy định. Đừng lo lắng, công ty mỹ phẩm Việt Pháp sẽ giải đáp tất tần tật thông tin cho doanh nghiệp trong bài viết này.

Địa chỉ để doanh nghiệp tự thân nộp hồ sơ đăng ký mã vạch

Về địa chỉ để nộp hồ sơ, doanh nghiệp chỉ nộp tại 1 địa điểm duy nhất chính là Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổng cục hiện có trụ sở đặt tại Hà Nội, số 8 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy thủ đô Hà Nội. 

Doanh nghiệp có thể đến địa chỉ như trên và nộp hồ sơ đăng kỹ mã vạch trực tiếp tại đây. Với những doanh nghiệp ở xa có thể chọn gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Lưu ý cần gửi thư bảo đảm để chắc chắn hồ sơ được quản lý tốt hơn.

Địa chỉ doanh nghiệp có thể chọn dịch vụ ủy quyền đăng ký mã vạch

Như bạn thấy, việc chuẩn bị hồ sơ đăng kỹ mã vạch bao gồm khá nhiều loại giấy tờ liên quan. Điều này đã làm khó không ít doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trẻ chưa có kinh nghiệm. Hơn nữa, việc gửi hồ sơ tại Hà Nội tương đối khó khăn vì khoảng cách địa lý. Chưa kể là nỗi lo lắng về thất lạc giấy tờ, hồ sơ. Nhiều doanh nghiệp mong muốn có sự giúp đỡ hoặc dịch vụ có thể giải quyết được những nỗi âu lo này.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký mã vạch sẽ được nhận giấy chứng nhận nhanh hơn
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký mã vạch sẽ được nhận giấy chứng nhận nhanh hơn

Đương nhiên khi thị trường có cầu sẽ có cung, dịch vụ nhận đăng ký mã vạch trọn gói được nhiều công ty cung cấp. Về phần hồ sơ chỉ cần bổ sung thêm giấy ủy quyền giữa doanh nghiệp và bên cung cấp dịch vụ là được. Tất cả các vấn đề còn lại như chuẩn bị giấy tờ cũng như đăng ký mã vạch đều do bên công ty dịch vụ phụ trách. 

Tuy nhiên giữa rất nhiều công ty có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng kỹ mã vạch hiện nay, không phải địa chỉ nào cũng đáng để tin tưởng. Không ít các trường hợp không may mắn đã xảy ra, điển hình như thất lạc giấy tờ hoặc chọn nhầm công ty ảo. Do đó, khi muốn chọn công ty có thể ủy quyền đăng ký mã vạch nên chọn nơi thật uy tín. 

Thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký mã vạch khoảng bao lâu

 Dù chọn tự nộp hồ sơ đăng kỹ mã vạch trực tiếp hay ủy quyền thì doanh nghiệp nào cũng mong muốn hồ sơ được giải quyết nhanh nhất. Vậy cụ thể tiến trình xử lý hồ sơ như thế nào?Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ truy xét các thông tin trong hồ sơ. Nếu quá trình xác minh thuận lợi không gặp bất kỳ trực trặc nào về giấy tờ sẽ được công bố vào ngày thứ 3 (kể từ lúc nhận hồ sơ).

Chứng nhận đăng ký mã vạch sẽ bàn giao sau 3 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ
Chứng nhận đăng ký mã vạch sẽ bàn giao sau 3 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ

Đương nhiên với những hồ sơ chưa đạt hoặc còn thiếu, bên Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ liên hệ với doanh nghiệp để xử lý. Mọi điều kiện, tiêu chí còn thiếu hay nguyên nhân hồ sơ bị loại cũng được thông báo rõ ràng. Dựa vào đây, doanh nghiệp có thể chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch hoàn hảo hơn. 

Với bài viết đầy đủ về hồ sơ đăng ký mã vạch trên đây, Việt Pháp thật sự mong rằng đã giúp ích được bạn trong vấn đề chuẩn bị hồ sơ. Việt Pháp cũng là công ty uy tín vừa nhận gia công mỹ phẩm vừa có thể hỗ trợ đăng ký mã vạch. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu, mời đến tại https://giacongmypham.org/ để biết thêm thông tin. Hoặc cũng có thể liên hệ số hotline 0939 166 170 để được tư vấn cụ thể hơn.

()

0939 866 997